Tìm hiểu về Đường hỗ trợ và Đường kháng cự trong giao dịch

Bài viết liên quan:
Thời gian đọc: 5 minute(s)
Hai thuật ngữ phổ biến bạn sẽ gặp trong giao dịch - đặc biệt là trong phân tích kỹ thuật - là các cụm từ 'mức hỗ trợ' và 'mức kháng cự'. Nhưng những từ này có nghĩa là gì và bạn có thể áp dụng cho giao dịch như thế nào?  Tìm hiểu thêm về hỗ trợ và kháng cự trong bài viết này.

Trong bài này bạn sẽ được hướng dẫn về: 

  • Cách xác định mức hỗ trợ và mức kháng cự
  • Cách phân biệt giữa mức tăng trở lại và cú đột phá
  • Tại sao một mức cụ thể có thể đưa ra điểm vào lệnh hấp dẫn để tham gia thị trường

Hai thuật ngữ phổ biến mà bạn sẽ gặp phải trong giao dịch - đặc biệt là trong phân tích kỹ thuật: ‘hỗ trợ’ và ‘ kháng cự’. Các cụm từ này có ý nghĩa gì và chúng áp dụng như thế nào cho giao dịch của bạn?

Hỗ trợ

Một mức hỗ trợ được xác định bên dưới giá hiện tại của một sản phẩm và có xu hướng là nơi giá giảm tìm thấy một tầng hỗ trợ. Điều này có nghĩa là giá có nhiều khả năng quay đầu tại mức này hơn là đi xuyên qua nó. Ví dụ: Nếu bạn thấy thị trường đi xuống nhưng không thể phá vỡ dưới một mức cụ thể, điều đó có nghĩa là bạn đã xác định được vùng hỗ trợ. Một quy tắc chung là các mức hỗ trợ có xu hướng ngăn giá giảm xuống thấp hơn, tức là mức hỗ trợ giá. Các mức hỗ trợ xảy ra vì một số lý do khác nhau – về cơ bản, chúng thu hút người mua quay lại thị trường như một cấp độ tâm lý tức là ‘Giá của thị trường này không nên giảm xuống nữa’.

Kháng cự

Một mức kháng cự được xác định bên trên mức giá hiện tại của một sản phẩm và hoạt động như một mức trần cho giá khi chúng tăng. Ngược lại với một mức hỗ trợ, các mức kháng cự có nghĩa là giá có nhiều khả năng giảm trở lại từ mức này hơn là vượt qua nó. Một quy tắc chung cho các mức kháng cự là nó có xu hướng ngăn giá tăng hơn nữa và hành động như một mức trần. Về cơ bản, nó khuyến khích các nhà giao dịch đóng các lệnh mua của họ và thu hút phe bán trở lại thị trường tức là, ‘Tôi không nghĩ rằng thị trường sẽ tăng cao hơn, vì vậy tôi sẽ đóng lệnh của mình bằng cách bán’.

Cách xác định hỗ trợ và kháng cự

Có một loạt các công cụ và phương pháp phân tích giúp xác định các mức hỗ trợ và kháng cự, bao gồm:

  • Đỉnh và đáy trước
  • Mô hình nến
  • Đường trung bình
  • Đường xu hướng
  • Dải Bollinger
  • Các mức Fibonacci

Xác định ngưỡng cản

Khi các mức hỗ trợ/kháng cự bị phá vỡ, một bước đảo chiều và phá vỡ xu hướn thường diễn ra – cho đến khi tìm thấy mức hỗ trợ hoặc kháng cự khác. Ví dụ: EUR/USD có thể gặp khó khăn khi phá mức 1,15. Nó có thể kiểm tra rào cản này hai hoặc ba lần trước khi bật lại bên dưới, hoặc cuối cùng nó có thể vượt qua.

Đảo chiều là tình huống khi giá của một sản phẩm quay đầu từ mức được xác định là một mức kháng cự hoặc hỗ trợ. Nhìn vào biểu đồ dưới đây: Rất khó để giá dầu WTI vượt qua mức $55 mỗi thùng. Giá đã tăng trong vài phiên và sau đó quay đầu, đẩy giá dầu WTI giảm hơn $7 trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.

Mặc dù đảo chiều có nhiều khả năng hơn là phá vỡ xu hướng, nhưng sau đó sẽ là một tín hiệu cho thấy thị trường có thể đảo chiều xu hướng ít nhất là trong ngắn hạn.

Phá vỡ xu hướng là một thời điểm quan trọng trong giao dịch vì nó thường biến động rất nhanh. Như ở biểu đồ bên dưới, cặp EUR/USD đã dao động để cố phá vỡ mức hỗ trợ 1,35, chúng bắt đầu đi ngang xoay quanh mức hỗ trợ, sau đó một biến động mạnh xảy ra khiến mức 1,35 ngay lập tức bị phá vỡ.

Ngoài ra, sau khi mức hỗ trợ bị phá vỡ, nó trở thành một mức kháng cự mới và khi mức kháng cự bị phá vỡ, nó sẽ trở thành một mức hỗ trợ.

Nhìn vào cặp USD/MXN. 20,00 là một mức quan trọng mà nhiều nhà giao dịch nhìn vào. Sau khi vượt lên trên, cặp tiền đã tăng thêm 2 con số và đạt đỉnh vào lúc 22:00. Tuy nhiên, xu hướng giảm đã bắt đầu từ đó, USD/MXN đã phá vỡ mức hỗ trợ 20,00. Lúc này mức hỗ trợ chuyển đổi thành mức kháng cự, không thể phá vỡ và sau đó tiếp tục giảm. Đó là một tình huống điển hình, vì nó mang lại rất nhiều cơ hội cho các nhà giao dịch tham gia xu hướng. Trong tình huống như vậy, một nhà giao dịch có thể đã Sell USD/MXN sau khi giá quay lại ngưỡng 20.00.

 Nội dung này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn. 

Xin lưu ý rằng thông tin và nghiên cứu dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc hiệu suất không đảm bảo hiệu suất hoặc kết quả trong tương lai.
Đầu tư CFD dùng đòn bẩy sẽ có một tỷ lệ rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ các rủi ro.

XTB cung cấp các sản phẩm phái sinh độc quyền. Thông tin trong bài viết chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn hoặc khuyến nghị giao dịch phái sinh.

Xtb logo

Tham gia cùng hơn 781.000 khách hàng của XTB Group trên toàn cầu

Forex và CFDs là các sản phẩm giao dịch sử dụng đòn bẩy và có rủi ro mất mát đáng kể với số vốn của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn hiễu rõ những rủi ro mà bạn sẽ phải đối mặt

Thua lỗ có thể vượt qua tiền vốn của bạn